Bài học

Giao dịch với một nhà môi giới được quản lý

Thị trường Forex là thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới. Thêm vào đó, thị trường CFD có mức độ biến động và tính cạnh tranh cực kỳ cao. Nhờ những yếu tố này mà thị trường FX/CFD đã thu hút được sự chú ý không nhỏ từ ngày càng nhiều nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch ở quy mô và phạm vi lớn như vậy cũng sinh ra những thách thức đặc thù liên quan đến quy định thị trường.

Thị trường Forex được quản lý như thế nào?
Một thị trường có tính thanh khoản và sinh lời cao như Forex cần được giám sát chặt chẽ về mặt pháp lý nhằm ngăn ngừa hành động gian lận. Một điều quan trọng khác bạn cần hiểu là không có cơ quan nào quản lý thị trường giao dịch tiền tệ theo mô hình tập trung. Thay vào đó, một số cơ quan chính phủ và cơ quan độc lập sẽ giám sát hoạt động giao dịch forex trên khắp thế giới. Các cơ quan giám sát này quản lý giao dịch forex bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn mà tất cả các nhà môi giới dưới quyền giám quản lý của họ phải tuân thủ. Các tiêu chuẩn này đảm bảo rằng giao dịch Forex/CFD diễn ra phù hợp với đạo đức và công bằng đối với tất cả các thành phần tham gia.

Được biết đến như là thị trường tài chính lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới, thị trường Forex/CFD được quản lý bởi cùng cơ quan quản lý giám sát các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất nằm ở chỗ, các cơ quan quản lý này chỉ có thể quản lý thị trường Forex tại một quốc gia trong phạm vi quyền hạn của họ. Do đó, điều quan trọng là các nhà giao dịch cá nhân cần chú ý tìm kiếm những nhà môi giới được quản lý trong phạm vi lãnh thổ mà nhà giao dịch cư trú.

Nhà môi giới được quản lý có ý nghĩa gì đối với nhà giao dịch
Khi sử dụng dịch vụ của nhà môi giới Forex được giám sát bởi các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư có thể tự tin hơn về uy tín của nhà môi giới. Rủi ro lớn nhất mà một nhà giao dịch cá nhân gặp phải khi giao dịch với một nhà môi giới không được quản lý là rủi ro liên quan những hoạt động hoặc cơ chế bất hợp pháp. Các hoạt động gian lận bao gồm phí hoa hồng cao bất hợp lý, chênh lệch lớn, các điều khoản và điều kiện bị ẩn và thậm chí là hạn chế rút tiền. Các cơ quan quản lý có thể bảo vệ cho các nhà đầu tư ở một mức độ nào đó, vì họ đạt được sự tín nhiệm nhất định trong việc hạn chế, xử phạt hoặc ngăn cấm các hành động không chính đáng và để bảo vệ các nhà đầu tư.

Lựa chọn một nhà môi giới được quản lý
Giao dịch với một nhà môi giới được quản lý là một trong những điều kiện tiên quyết quan trọng nhất đối với bất kỳ nhà giao dịch cá nhân nào mong muốn giao dịch forex và CFD. Khi một nhà môi giới được quản lý, họ sẽ tôn trọng các tiêu chuẩn của ngành. Một nhà môi giới được quản lý không chỉ tuân theo các quy định Forex phù hợp với lợi ích cao nhất của khách hàng mà còn đem lại sự an toàn, tin cậy và bảo mật.

Lợi thế lớn nhất khi giao dịch với nhà môi giới forex/CFD được quản lý nằm ở chỗ cơ quan giám sát tài chính sẽ can thiệp nếu bất kỳ vấn đề nào được phát hiện. Một nhà môi giới được quản lý bởi cơ quan giám sát tài chính cũng áp dụng chính sách tách biệt tài khoản vốn – có nghĩa là tiền của bạn sẽ không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài giao dịch. Tiền của nhà giao dịch được giữ trong các tài khoản riêng biệt mà nhà môi giới không được sử dụng. Hơn nữa, một nhà môi giới được quản lý sẽ lấy khách hàng làm trung tâm khi xây dựng hoạt động kinh doanh và dễ dàng nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.

Các cơ quan quản lý trên toàn thế giới
Bảng dưới đây liệt kê các Cơ quan quản lý quan trọng nhất trên toàn cầu.

 

Quốc gia Trang web của cơ quan quản lý
Hong Kong Securities and Futures Commission
UK Financial Conduct Authority (FSA)
Canada http://www.fsa.gov.uk/
France The Autorité des Marchés Financiers (AMF)
Germany Bundesanstalt für Finanzdienstleistungsaufsicht (BAFIN)
Bulgaria Financial Supervision Commission
Gibraltar Gibraltar Financial Services Commission (GFSC)
Cyprus Cyprus Securities and Exchange Commission (CYSEC)
Singapore Monetary Authority of Singapore
Sweden Finansinspektionen (FI) Swedish Financial Supervisory Authority
Australia Australian Securities and Investments Commission
Switzerland Financial Market Supervisory Authority FINMA
Japan Financial Services Agency (FSA)
Belize International Financial Services Commission (IFSC)
BVI British Virgin Islands Financial Services Commission (FSC)
 Mauritius  Financial Services Commission Mauritius
Seychelles Seychelles Financial Services Authority (FSA)

 
Ngoài các cơ quan quản lý nêu trên, Liên minh Châu Âu yêu cầu mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm quản lý thị trường tài chính của mình và tuân thủ Chỉ thị Công cụ Tài chính trong Thị trường EU (gọi tắt là MiFID). Điều này cũng cho phép các công ty được quản lý trong một quốc gia thành viên của EU cung cấp dịch vụ cho các khách hàng ở các nước khác trong khu vực EU.