Bài học

Giao dịch tiền tệ là gì?

Thị trường tiền tệ là thị trường thanh khoản cao nhất và sôi động nhất trên thế giới. Trên thực tế, không có thị trường nào khác có thể so sánh được với giá trị giao dịch của thị trường khổng lồ này. Thị trường forex, hay thị trường ngoại hối, là một thị trường phi tập trung toàn cầu với mục đích giao dịch tiền tệ.

Khi giao dịch một cặp tiền tệ, bạn đang mua một đồng tiền và bán một đồng tiền khác. Hãy lấy một ví dụ đơn giản về một cặp tiền được giao dịch phổ biến – EUR/USD – để minh hoạ cho cơ chế này. EUR là ký hiệu của đồng Euro và USD là ký hiệu của đồng Đô la Mỹ. Trong cặp tiền tệ trên, EUR được gọi là đồng tiền cơ sở và USD được gọi là đồng tiền định giá. Tỷ giá giữa 2 đồng tiền thực chất được xem như một đơn vị tiền tệ duy nhất, mặc dù nó bao gồm 2 đồng tiền riêng lẻ. Nói cách khác, bạn giao dịch một cặp EUR/USD chứ không phải chỉ một đồng EUR hoặc USD.

Chẳng hạn, tỷ giá cặp EUR/USD bằng 1,10 có nghĩa là 1 Euro mua được 1,10 Đô la Mỹ. Khi tỷ giá EUR/USD tăng lên 1,20, 1 Euro sẽ mua được 1,20 Đô la Mỹ. Trong tình huống này, đồng Euro trở nên mạnh hơn và đồng Đô la yếu đi. Mục tiêu của nhà giao dịch forex là dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm của một đồng tiền để đưa ra quyết định mua hoặc bán đồng tiền đó.

Các cặp tiền tệ chính trên thế giới
Có nhiều đồng tiền đang được sử dụng trên khắp thế giới, nhưng chỉ một số ít được coi là đồng tiền “chính”. Những đồng tiền chính kết hợp lại tạo thành các cặp tiền “chính”. Sáu cặp forex được giao dịch nhiều nhất trên thị trường bao gồm:

EUR/USD: Euro và Đô la Mỹ.
USD/JPY: Đô la Mỹ và Yên Nhật.
GBP/USD: Đồng Bảng Anh và Đô la Mỹ.
USD/CHF: Đô la Mỹ và Franc Thụy Sĩ.

Như bạn có thể thấy, tất cả các đồng tiền được liệt kê ở trên đều được sử dụng ở các nền kinh tế phát triển. Do chúng chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền thương mại thế giới, những đồng tiền này được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.

Các cặp tiền phụ và ngoại lai
Các cặp tiền phụ là những cặp tiền tệ được giao dịch ít hơn các cặp tiền tệ chính. Chúng có thanh khoản thấp hơn và mức chênh lệch cao hơn. Theo nguyên tắc chung, các cặp tiền phụ là bất kỳ cặp nào khác ngoài sáu cặp tiền chính được liệt kê ở trên. Các cặp tiền ngoại lai thường bao gồm một đồng tiền của một quốc gia là thị trường mới nổi. Lý do chúng được gọi là cặp tiền ngoại lai không liên quan gì đến vị trí của quốc gia đó, mà là do những thách thức lớn hơn khi giao dịch các cặp tiền tệ này. Cũng giống như các cặp tiền phụ, các cặp tiền ngoại lai cũng có chênh lệch giá cao hơn và ít nhà tạo lập thị trường hơn.

Biến động giá trị tiền tệ
Thông thường, các cặp tiền không dao động quá nhiều. Hầu hết các cặp sẽ dao động với biên độ nhỏ hơn 1% mỗi ngày, và điều đó khiến cho forex trở thành một trong những thị trường tài chính ít biến động nhất. Tuy nhiên, tính thanh khoản cực sâu trên thị trường forex giúp bạn chỉ mất vài mili giây để mua hoặc bán một đồng tiền. Đó là lý do tại sao bạn có thể sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tương đối cao khi giao dịch forex. Đòn bẩy có thể làm tăng lợi nhuận tiềm năng từ các biến động nhỏ của thị trường, mặt khác cũng có thể đẩy rủi ro thua lỗ lên cao hơn.

Điều gì làm thay đổi giá trị tiền tệ?
Giá trị tiền tệ có thể thay đổi nhanh chóng vì nhiều lý do. Đôi khi, nguyên nhân là do thị trường phản ứng trước các tin tức kinh tế và chính trị bên ngoài, chẳng hạn như việc Vương quốc Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu. Trong trường hợp khác, chính thị trường thúc đẩy sự thay đổi giá trị này. Thông thường, các sự kiện nội tại và ngoại tại đều có thể thúc đẩy sự thay đổi của giá trị đồng tiền, và nhà giao dịch có thể dự báo chính xác những biến động có thể đem đến lợi nhuận hoặc thua lỗ.

Về mặt toán học, một cặp tiền tệ là một phép chia hoặc một phân số. Cặp EUR/USD được mô tả bằng ký hiệu đồng Euro chia cho Đô la Mỹ. Một tin tức tích cực đối với đồng Euro, ví dụ như lạm phát cao bất ngờ ở châu Âu, sẽ làm tăng giá trị của đồng Euro.

Mặt khác, những thông tin tích cực đối với đồng Đô la Mỹ sẽ làm tăng giá trị của đồng Đô la Mỹ. Do USD là đồng tiền thứ hai trong cặp tiền tệ, thông tin này sẽ tác động tiêu cực đến tỷ giá EUR/USD.

Các yếu tố khác như lãi suất, dữ liệu kinh tế mới từ các quốc gia lớn nhất và căng thẳng địa chính trị chỉ là một vài trong số các sự kiện có thể ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ. Lịch kinh tế miễn phí của BDSwiss sẽ cung cấp cho bạn tất cả các công bố tài chính và thông tin về dữ liệu quan trọng theo trình tự thời gian trong những tuần sắp tới. Điều này cho phép bạn theo dõi các sự kiện có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính.

Với Lịch kinh tế của chúng tôi, bạn có thể biết được thời điểm các thông tin tài chính quan trọng nhất thế giới được công khai, cũng như dự báo mức độ ảnh hưởng của thông tin. Bạn cũng có thể lọc kết quả thông tin dựa trên tiêu chí thời gian, sở thích, quốc gia và/hoặc mức độ quan trọng.

Tại sao bạn nên chú ý đến thời gian?
Nhìn chung, thị trường tiền tệ giao dịch 24 giờ mỗi ngày, nhưng không phải đồng tiền nào cũng được giao dịch với cùng một khối lượng. Các nhà giao dịch trên toàn cầu có xu hướng giao dịch bằng đồng tiền của địa phương/quốc gia của họ, vì đây là đồng tiền quen thuộc nhất đối với họ và họ có một mối liên hệ nhất định với nó. Vì lý do này, một nhà giao dịch Nhật Bản rất có thể sẽ chọn giao dịch một cặp tiền tệ bao gồm đồng JPY (Yên Nhật), trong khi một người Mỹ sẽ có xu hướng giao dịch các cặp tiền có sự xuất hiện của đồng USD (Đô la Mỹ). Sự thiên vị này cũng có thể được coi là do yếu tố thời gian, vì các đồng nội tệ được giao dịch nhiều hơn trong giờ giao dịch tiêu chuẩn.

Các nhà giao dịch khác có thể sử dụng kiến thức này để tạo ra lợi thế cho họ và tìm kiếm các cặp tiền tệ KHÔNG bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian. Các cặp tiền tệ này giúp bạn dễ dàng suy đoán về xu hướng của chúng hơn, vì bạn sẽ chỉ cần tính đến yếu tố có thể ảnh hưởng đến một trong hai đồng tiền của cặp đó.

UNhận thức các rủi ro
Cuối cùng, điều quan trọng cần nhấn mạnh là giao dịch ngoại hối ký quỹ có mức độ rủi ro cao và có thể không phù hợp với tất cả các nhà giao dịch. Trước khi quyết định giao dịch ngoại hối hoặc bất kỳ sản phẩm CFD nào khác, bạn nên xem xét cẩn thận các mục tiêu đầu tư, mức độ kinh nghiệm và khẩu vị rủi ro của mình.